Hãy dùng lá này súc miệng, bỏ qua nước hoá chất đang quảng cáo rầm rộ

Lá trầu không là bài thuốc đông y tuyệt vời có thể chữa được bệnh răng miệng và đặc biệt đánh bật các mảng bám trên răng.

Răng trắng, thơm miệng nhờ lá trầu không

Chị Vũ Thị Vân trú tại Hà Bà Trưng, Hà Nội vui mừng chia sẻ, bài thuốc lá trầu không nấu nước súc miệng ngày 3 lần đã đánh bật được căn bệnh viêm lợi của chị, giúp hàm răng xỉn vàng trắng lên trông thấy.

Chị Vân cho biết, trước đây chị vẫn dùng nước súc miệng hàng ngày nhưng vẫn hay bị viêm lợi do bị cao răng huyết thanh. Mỗi năm chị đi lấy cao răng một lần nhưng vẫn bị biến chứng viêm lợi.

Được bạn bè giới thiệu, chị Vân thử sử dụng lá trầu không nấu nước súc miệng. Chị nấu như nấu nước chè và ngày xúc miệng ba lần sau khi đánh răng. Qua hai tháng, chị Vân cảm nhận rõ răng mình trắng lên và bệnh viêm lợi cũng hết.

Hơn 1 năm nay, chị áp dụng cho cả gia đình và chị thấy cao răng cũng không có cơ hội bám lại và trẻ nhỏ rất thích vì miệng thơm.

Hay chị Nguyễn Thị Phượng – Hà Đông, Hà Nội cũng chia sẻ, cách đây hơn hai năm, chị Phượng cũng bị viêm tuỷ răng rất khó chịu. Bệnh viêm tuỷ răng của chị ban đầu còn nhầm với thiếu canxi nhưng khi đi khám bác sĩ chẩn đoán viêm tuỷ răng có hồi phục.

Nhưng bệnh hay tái phát nên chị Phượng thử dùng nước trầu không ngâm khoảng 3 phút rồi nhổ bỏ. Mỗi ngày chị ngâm 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ban đầu, mùi vị rất khó chịu nhưng ngậm quen chị Phượng thấy dễ ngậm và hai năm nay chị không bị bệnh viêm tuỷ răng ghé thăm nữa.

Cách sử dụng đơn giản

Mang câu chuyện của chị Vân, chúng tôi tìm đến thạc sĩ nha khoa, bác sĩ Hoàng Thị Bích Liên – phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh Hà Nội. Bác sĩ Liên cho biết trầu không vốn là bài thuốc dân gian và sử dụng trong răng miệng cực kỳ tốt.

Theo đông y, lá trầu không có vị cay, tính ấm, có chứa nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp đường ruột hoạt động tốt, khử mùi, diệt khuẩn tốt. Những triệu chứng khó chịu như đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, ăn không tiêu, viêm nhiễm phụ khoa… đặc biệt bệnh hôi miệng khiến nhiều người gặp phiền phức thì lá trầu không giúp họ giải quyết triệt để những phiền toái này.

Thạc sĩ Liên cho biết mấy năm trước, bà đã cùng nhiều học trò của mình nghiên cứu về tác dụng của lá trầu không với sức khoẻ răng miệng và thực sự nó có tác dụng. Có những bệnh nhân được theo dõi qua 1 tháng đã thấy răng sáng bóng, không còn hôi miệng cũng như các bệnh viêm răng miệng khác.

Theo Thạc sĩ Liên, bài thuốc lá trầu không được rất nhiều sách đông y cổ ghi lại nhưng qua thực tế, bác sĩ Liên ghi nhận nó thực sự có tác dụng. Bài thuốc này cũng đơn giản, các bác sĩ của bệnh viện khi về địa phương thường xuyên tuyên truyền để người dân tự làm vệ sinh răng miệng.

Kinh nghiệm của bác sĩ Liên, lá trầu không tốt nhất là chọn lá trầu không bánh tẻ (không quá già, không quá non), hái lá trầu không vào khoảng 5h sáng sau đó pha lá trầu không như pha chè: 3 lá trầu không với khoảng 150 ml nước rồi sử dụng súc miệng ngày 2 – 3 lần.

Với việc dùng cho trẻ em, bác sĩ Liên cho biết bài thuốc này rất tốt, tốt hơn cả các loại nước súc miệng khác bởi vì lá trầu không vốn an toàn, kháng sinh tự nhiên và còn có tác dụng diệt khuẩn, phòng chống các bệnh răng miệng khác. Đặc biệt, trầu không là câu dễ trồng, có thể trồng tại nhà và kèm theo một chiếc cột giả là cây leo được và sử dụng lá quanh năm.

Thạc sĩ Liên cho biết thói quen vệ sinh răng miệng của người dân Việt Nam đã phát triển hơn, mọi người biết quan tâm đến sức khoẻ răng miệng hơn nhưng những bài thuốc dân gian này không phải ai cũng biết.

Bác sĩ Liên khuyến cáo nhiều gia đình muốn tiện sử dụng nước súc miệng hoá chất song không tốt lắm bởi vì nước súc miệng chứa hoá chất không tốt cho miệng. Bác sĩ Liên khuyên người dân nên tận dụng các loại nước súc miệng có trong tự nhiên rất tốt cho sức khoẻ như lá trầu không, rễ cau ngâm rượu, nước súc miệng lá bạc hà.

Theo Ph.Thúy (Infonet)

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *